Hướng dẫn sử dụng máy khoan bàn KD32

Hướng dẫn sử dụng máy khoan bàn KD32

11:14 - 20/07/2021

Máy khoan bàn dùng để gia công các loại lỗ, taro dạng với đường kính nhỏ từ 2mm - 25mm .

Máy khoan bàn được sử dụng rất rộng rãi trong các nhà xưởng, các xưởng tư nhân vì tính tiện dụng, dễ sử dụng. Máy khoan bàn tuy dễ sử dụng nhưng làm thế nào để có thể sử dụng đúng cách để nâng cao năng suất và tuổi thọ của máy.

Công ty TNHH Xây Lắp Điện Cường Thịnh xin cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng máy khoan bàn. Mọi chi tiết xin liên hệ : Mr.Hiếu 0839139466

Quy trình sản xuất vít bắn tôn, vít tự khoan
Quy trình sản xuất vít thạch cao, vít gỗ , vít tự khoan vật liệu mềm
Làm thế nào để có một chiếc bu-lông, ốc vít?
Tổng kho đinh tán, khoen giá tốt - Công nghiệp Cường Thịnh
Hướng dẫn bảo trì máy tán đinh, máy đóng khoen

Hướng dẫn sử dụng máy khoan bàn

Hướng dẫn sử dụng máy khoan bàn

1. Lưu ý trước khi sử dụng máy khoan bàn

  1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lắp đặt, vận hành và bảo trì máy.
  2. Nối đất chính xác cho máy.
  3. Đảm bảo che chắn kỹ hộp pu-li trong suốt quá trình vận hành
  4. Mặc quần áo phù hợp, gọn gàng; đeo kính, khẩu trang, giày để đảm bảo an toàn trong khi làm việc.
  5. Không cho tay vào vị trí làm việc.
  6. Không vệ sinh máy khi máy đang làm việc.
  7. Giữ vệ sinh khu vực làm việc và trang bị đủ hệ thống chiếu sáng tại khu vực này.
  8. Không để dụng cụ, sản phẩm,.. lên trên máy.
  9. Luôn ghi nhớ vị trí của nút dừng khẩn cấp để sử dụng trong tình huống nguy hiểm.
  10. Không để trẻ em chơi gần khu vực máy.

2. Đặc điểm kỹ thuật của máy khoan bàn

 đặc điểm kỹ thuật máy khoan bàn

 

 

MODEL

Đặc điểm

KSD-32

A

Đường kính ống

Ø95

B

Độ côn trục chính

MT3# (MT4#)

C

Số cấp trục chính

9

D

Hành trình trục chính

140

E

Khoảng cách từ trục chính đến cột

230

F

Khoảng cách từ trục chính đến bàn máy

630

G

Khoảng cách từ trục chính đến bệ máy

930

J

Kích thước che phủ (DxRxC)

725x262x157

K

Đường kính trụ

Ø102

L

Đường kính bàn máy

Ø420

M

Kích thước bệ máy

615x385

N

Tốc độ: 50HZ

              60HZ

120~1500

135~1700

O

Động cơ

2Hp-6P

P

Kích thước máy

840x420x1545

Q

Trọng lượng máy

205kg

3. Di chuyển máy khoan bàn

Có hai cách di chuyển máy

- Nghiêng máy về một bên, chèn xe đẩy 2 bánh vào dưới bệ máy và di chuyển máy tới vị trí xác định trước (hình 1).

- Sử dụng móc kéo móc vào đầu máy và treo đầu móc lên cần trục, sau đó di chuyển máy tới vị trí xác định (hình 2).

 

 di chuyển máy khoan bàn

4. Lắp đặt máy khoan bàn

  • Vặn chặt các ốc vít máy
  • Đặt mâm cặp lên trục và tháo tấm chắn bảo vệ đầu tiên, lau sạch trục và mâm cặp, sau đó tải trục bằng một mâm cặp, khóa chặt mâm cặp bằng búa gỗ.
  • Vặn chặt các ốc vít của tay gạt khung máy giữa ở trên bề mặt phẳng của lỗ.
  • Quay cần gạt khung máy giữa lên và xuống để di chuyển bàn máy lên và xuống xem bàn máy đã cân bằng hay chưa.
  • Kéo cần gạt xuống rồi thả ra để di chuyển trục, kiểm tra xem trục có di chuyển trơn tru hay không
  • Sau khi kiểm tra máy xong theo các bước trên nếu không có vấn đề gì phát sinh thì có thể bắt đầu sử dụng máy.

5. Kiểm tra trước khi sử dụng máy

5.1 Tiến hành các bước kiểm tra cơ khi trước khi bật máy.

- Mở tấm che puli bằng cách kéo nút kẹp nhỏ ở cạnh phải của tấm che puli lên.

- Kiểm tra xem puli có dây đai hay không

- Quay động cơ puli về phía tay phải và xem trục di chuyển có mượt mà hay không.

- Che chắn nắp puli bằng tấm chắn của nó để tránh các tai nạn có thể xảy ra.

5.2. Kết nối với nguồn điện.

(Máy được trang bị dây cáp dài 2m)

- Chú ý: Nhấn công tắc động cơ màu đỏ “STOP” trước khi kết nối nguồn điện.

- Động cơ một pha

Cắm phích điện vào nguồn điện và nhấn nút “ON” ở bên trái của công tắc động cơ để trục quay theo chiều thông thường (theo chiều kim đồng hồ). Nếu hướng quay không chính xác, hãy tắt nguồn, mở hộp chức năng của động cơ một pha và đổi vị trí 2 dây đỏ (hoặc thay dây dẫn theo số dây ở trong sơ đồ điện).

- Động cơ 3 dây 3 pha

Kết nối cáp với nguồn điện rồi nhấn nút màu đen “ON” ở trên công tắc động cơ. Khi trục bắt đầu quay, để ý xem trục có quay đúng hướng không (theo chiều kim đồng hồ). Nếu không, tắt nguồn và tráo đổi 2 dây bên phải và trái của cáp 3 dây 3 pha để động cơ quay đúng chiều.

6. Vận hành máy

6.1 Điều chỉnh tốc độ

- Mở nắp che puli

- Vặn lỏng bu lông cố định theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

- Di chuyển động cơ tiến lên phía trước để nới lỏng dây đai tam giác, sau đó tháo dây đai lớn từ puli đường kính lớn và dây đai nhỏ từ puli đường kính nhỏ.

- Tháo dây đai ở cạnh đường kính nhỏ của puli và lắp vào puli đường kính lớn hơn.

- Đẩy động cơ về phía sau và thắt chặt dây đai tam giác.

- Vặn chặt bu lông cố định theo chiều kim đồng hồ.

- Đậy lại tấm che puli.

6.2. Hướng dẫn sử dụng tủ điều khiển điện.

- Khoan tiếp tục (Continual drilling): Khi kết thúc khoan, trục chính sẽ quay trở lại vị trí bệ ban đầu nhưng động cơ chưa dừng lại.

- Khoan đơn (Single drilling): Khi kết thúc khoan, trục chính sẽ quay trở lại vị trí bệ ban đầu và động cơ dừng lại ngay lập tức.

- Off: Tắt nguồn

- Ta-rô đơn (Single tapping): Khi kết thúc ta-rô, trục chính sẽ quay trở lại vị trí bệ ban đầu và động cơ dừng lại ngay lập tức.

- Ta-rô tiếp tục (Continual tapping): Khi kết thúc ta-rô, trục chính sẽ quay trở lại vị trí bệ ban đầu nhưng động cơ chưa dừng lại.

6.3. Điều khiển độ sâu khoan.

- Tháo lỏng bu lông cố định ở trên vành đai hình tròn để điều chỉnh mức độ sâu khi khoan.

- Quay vành đai hình tròn để căn chỉnh kim thước chia độ về vị trí “0”.

- Kéo cần gạt ở trên cạnh của phôi tới vị trí cần khoan sâu như mong muốn sau đó vặn chặt bu lông cố định.

- Kéo cần gạt cho đến khi đầu mũi khoan chạm vào phôi.

- Quay vành đai hình tròn để căn chỉnh độ sâu cần khoan (cộng thêm chiều cao của đầu mũi khoan) sau đó thắt chặt bu lông cố định.

- Kéo cần gạt về đằng sau để hoàn thành bước điều chỉnh độ sâu khoan.

6.4. Phương pháp cố định phôi

Để khoan chính xác và an toàn, nên cố định phôi trên bàn khoan bằng cách thức phù hợp. Có nhiều cách để cố định phôi như sử dụng ê-tô, kẹp loại C, giá đỡ chữ V hoặc tấm ép,… Trong các cách đó, ê-tô được sử dụng nhiều nhất.

7. Bảo trì, bảo dưỡng máy

- Cốc dầu: tra 5- 6 giọt dầu hàng ngày (có thể dùng dầu vệ sinh chung để tra)

- Núm bơm mỡ: bôi hàng ngày, mỗi lần bôi 5-6 phần. Sử dụng mỡ dính

- Lỗ cung cấp mỡ: Sử dụng một lượng vừa đủ mỡ giữa trục vít và bánh răng trục vít khi máy nghỉ ngơi, bôi hàng ngày, sử dụng mỡ dính.

8. Khắc phục sự cố

Hiện tượng

Nguyên nhân có thể

Giải pháp

Động cơ không hoạt động

-Dây không kết nối

- Phích cắm hỏng

-Công tắc nguồn bị hỏng

- Nút công tắc bị hỏng

- Dây động cơ không kết nối

- Thay mới dây

- Thay mới phích cắm

- Thay mới công tắc

- Thay mới nút công tắc

- Vặn xoáy vít đầu cực

Động cơ rung lắc kèm tiếng ồn

- Bu lông giữ puli bị lỏng

- Bu lông cố định của giá đỡ động cơ bị lỏng

- Đai tam giác bị kéo quá chặt

- Vặn chặt bu lông

- Nới lỏng dây đai tam giác

Trục quay bị ồn

- Ổ bi bị hỏng

- Dây đai tam giác bị hỏng

- Dây đai tam giác quá chặt

- Thay mới ổ bi

- Thay mới dây đai tam giác

- Tháo lỏng dây đai tam giác

Trục chuyển động không ổn định

Đường ren của ống bị mòn

Sửa lại bằng máy sửa

Đầu mũi khoan bị đung đưa

- Mâm cặp bị hỏng

- Trục chính không thẳng

- Mũi khoan không chạy thẳng

- Thay mâm cặp

- Thay trục chính và ổ bi

- Chạy lại mũi khoan một lần nữa.

Đầu mũi khoan bị vỡ

- Áp suất tiến lớn

- Tốc độ quá cao hoặc quá thấp

- Góc mũi khoan không phù hợp

- Đầu mũi khoan bị mòn

- Hạ thấp áp suất

- Điều chỉnh tốc độ

 

- Chọn mũi khoan có góc phù hợp

- Mài mũi khoan

Trục không hoạt động

Đường rãnh 6 cạnh ở phía sau cuối trục chính bị mòn

Thay mới trục chính, trục truyền động và ổ bi.

 Xem thêm hướng dẫn sử dụng các dòng máy khác :

Hướng dẫn sử dụng máy khoan cần 

Hướng dẫn sử dụng máy tiện vạn năng

Hướng dẫn sử dụng máy tán đinh rive

Hướng dẫn sử dụng máy uốn ống 

Hướng dẫn sử dụng máy taro cần điện